Nam tính bá quyền

Trong nghiên cứu giới, nam tính bá quyền (tiếng Anh: hegemonic masculinity) là một phần trong lý thuyết trật tự giới tính (gender order theory) của R. W. Connell. Lý thuyết này thừa nhận rằng có nhiều dạng nam tính khác nhau biến đổi theo thời gian, xã hội, văn hóa và đến từng cá nhân.[1][2][3] Nam tính bá quyền được định nghĩa là một thực hành nhằm hợp pháp hóa vị trí thống trị của nam giới trong xã hội và biện minh cho sự lệ thuộc (subordination) của cộng đồng nam giới bình thường (common) và phụ nữ, cũng như những cách bị lề hóa khác của việc là nam giới.[1][4] Về mặt khái niệm, nam tính bá quyền đề xuất giải thích nguyên nhân và cách thức nam giới duy trì vai trò xã hội thống trị trước phụ nữ và các bản dạng giới khác, vốn bị nhìn nhận như là "mang tính nữ" ("đàn bà" - feminine) trong một xã hội nhất định.[1]Khái niệm về nam tính bá quyền ban đầu đại diện cho hình thức nam tính được lý tưởng hóa về mặt văn hóa. Nam tính này tách biệt về mặt xã hội và thứ bậc và quan tâm đến việc làm trụ cột; nó gây lo lắng (anxiety-provoking) và mang tính phân biệt (bên trong và thứ bậc) (differentiated internally and hierarchically; cục súc và bạo lực, giả tạo và cứng rắn, mâu thuẫn về mặt tâm lý và do đó dễ khủng hoảng; giàu có về mặt kinh tế và bền vững về mặt xã hội.[5] Tuy nhiên, nhiều nhà xã hội học chỉ trích việc định nghĩa về nam tính bá quyền như một kiểu tính cách cố định. Nó bị hạn chế về mặt phân tích, vì nó loại trừ sự phức tạp của các hình thức nam tính khác nhau và cạnh tranh với nhau.[1][3] Do đó, khái niệm nam tính bá quyền đã được cải tổ để dung chứa hệ thống phân cấp giới tính, phân bổ địa lý của các cấu hình nam tính (geography of masculine configurations), các quá trình nghiệm thân xã hội (processes of social embodiment) và động lực tâm lý-xã hội của các loại nam tính khác nhau.Những người ủng hộ khái niệm nam tính bá quyền cho rằng nó hữu dụng về mặt khái niệm để hiểu các mối quan hệ về giới tính (gender relations), và có thể áp dụng được cho tăng trưởng tuổi thọ (life-span development), giáo dục, tội phạm học, sự trình hiện (representation) của nam tính trên các phương tiện truyền thông đại chúng, sức khỏe của nam giớiphụ nữ, và cơ cấu chức năng của các tổ chức.[3] Các nhà phê bình thì cho rằng nam tính bá quyền mang tính nhị nguyên về giới (heteronormative), không tự tái sản sinh (self-reproducing), bỏ qua các mặt tích cực của nam tính, đặt cơ sở trên một quan niệm ngầm định không đầy đủ về nam tính, hoặc quá mơ hồ để có thể áp dụng vào thực tế.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nam tính bá quyền https://books.google.com/books?id=e92OBAAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=0E5ARiVe9YUC&pg=... https://books.google.com/books?id=W8h1h8wa2yQC https://doi.org/10.1093%2Facref%2F9780199683581.00... https://doi.org/10.1057%2F9780230307254_8 https://doi.org/10.1177%2F0891243205278639 https://doi.org/10.1007%2FBF00993540 https://lccn.loc.gov/2014942679 https://blogs.ubc.ca/eng470/files/2012/07/Gender-S... https://www.worldcat.org/issn/1552-3977